Dự án chuyên môn

[Ngừa chấn thương] Bạn đã thật sự biết cách sử dụng dụng cụ bảo hộ chưa?

Nam N. Phung
Đăng ngày 21/06/2020
810 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

“Nghe nói chạy bộ dễ gây chấn thương đầu gối?”, “Mấy cái băng bảo hộ càng đeo càng lỏng, nên mua nhỏ hơn một size?” Bất luận là yêu chạy bộ, đánh bóng rổ hay thích đi leo núi cũng được, những lời đồn về kiến thức của việc sử dụng các loại đai bảo hộ vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Hôm nay, biji xin mời viện trưởng Hoàng Bác Thanh giúp các bạn gỡ bỏ những thắc mắc này nhé.

Viện trưởng Hoàng Bác Thanh giúp giải đáp cho chúng ta những thắc mắc thường gặp đối với các loại băng bảo hộ vận động (Nguồn ảnh: Biji)

Theo lời bác sĩ, trước khi chọn mua các loại băng đai này, điều quan trọng nhất đó là nên tìm hiểu nhu cầu của mình, “Tại sao phải sử dụng băng đai bảo hộ?”, có phải là do đầu gối hay mắt cá chân vẫn còn đau mà bạn vẫn muốn thi đấu tới cùng không hay đơn thuần là bạn chỉ muốn ngừa chấn thương, hạn chế những tác động các khớp hay lưng và hông?


Bên dưới là những thắc mắc thường gặp của các bệnh nhân và lời giải đáp của chuyên gia:

1. Tôi có thực sự cần phải sử dụng băng đai bảo hộ không? Chức năng chủ yếu của chúng là gì?

Thông thường, các loại băng đai bảo hộ có hai chức năng: Thứ nhất, trong trường hợp bị chấn thương, chúng có thể hạn chế các cơn đau; thứ hai, ngăn ngừa chấn thương. Nếu như bạn không hề bị chấn thương, trên căn bản thì không cần phải đeo chúng làm gì. Giả sử, bình thường khi tập chạy ở các sân vận động hoặc ở những nơi có mặt đường bằng phẳng thì lúc này có thể bỏ qua các loại băng đai bảo hộ này; tuy nhiên khi chạy trail hoặc đánh bóng rổ, bạn có thể đeo băng đai bảo hộ để phòng ngừa những trường hợp rủi ro, đồng thời có các loại băng đai này còn cung cấp điểm tựa cho các khớp tránh tình trạng bong gân xảy ra.

Trong trường hợp bạn đã chấn thương, vết thương có tình trạng viêm sưng, ví dụ nhưng bong gân, rách dây chằng, việc đeo băng bảo hộ có thể giúp cố định vết thương và hạn chế các cơn đau, làm cho các cơ trở nên dẻo dai hơn.

Các loại băng đai bảo hộ có hai chức năng: thứ nhất là cố định vết thương và giảm đau trong trường hợp các khớp bị chấn thương; thứ hai là phòng ngừa chấn thương. Trong hình là loại băng đai bảo hộ dạng vớ, bạn có thể điều chỉnh độ ôm vừa vặn với chân mình bằng dây dán quanh khu vực cổ chân (Nguồn ảnh: Biji)


Viện trưởng Hoàng nhấn mạnh, trong quá trình vận động, bất luận là chấn thương mới hay cũ thì bạn cũng sẽ cảm thấy đau đớn, di đó khuyên bạn không nên tiếp tục tập luyện mà phải nghỉ ngơi, tránh vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Lấy ví dụ ở các runner, một số người đã từng bị chấn thương đầu gối hoặc mắt các chân, sau khi nghỉ ngơi một thời gian không còn cảm thấy đau nên họ tiếp tục vận động, nhưng khi chạy đến cự ly 5K hoặc 10K thì vết thương cũ lại bộc phát kèm theo những cơn đau khó chịu, điều này chứng tỏ rằng vết thương cũ của họ thực chất vẫn chưa khỏi hẳn. Những trường hợp này rất thường hay xảy ra, lúc này đây bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc của cơn đau chứ không phải là đeo băng đai bảo hộ là có thể giải quyết vấn đề.” Vậy thì phải làm cách này để ứng phó tình huống này? Mặc dù việc bỏ cuộc giữa chừng khi thi đấu là rất tiếc, nhưng bạn hãy nghĩ đến “chúng ta chỉ có hai chân mà thôi, nhưng vẫn còn vô số đường đua vẫn đang đợi bạn chinh phục trong tương lai”.


2. Làm cách nào để chọn băng đai bảo hộ phù hợp cho mình? Có phải nên chọn cỡ nhỏ hơn một chút vì sử dụng lâu chúng sẽ giãn ra thôi?

Trước tiên bạn nên hiểu rõ một khái niệm: việc lựa chọn băng đai bảo hộ không dựa vào tuổi tác, giới tính hay bạn là một vận động viên chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư, mà bạn nên chú ý hai điều quan trọng sau: vị trí sử dụng và cường độ vận động.

Bác sĩ Thanh nhấn mạnh rằng, bạn nhất định phải chọn kích cỡ phù hợp với mình, trong trường hợp quá chặt sẽ cản trở sự lưu thông máu, nếu rộng quá sẽ mất tác dụng bảo vệ của băng đai. Ngoài ra, các loại dụng cụ bảo hộ này thường có tuổi thọ khoảng 1-2 năm, nếu chúng đã giãn ra rồi thì bắt buộc phải thay cái mới.

Đối với chất liệu của chúng thì trước tiên chúng phải có độ đàn hồi , khi mang vào bạn cảm thấy thoải mái, và phù hợp với các động tác co giãn của các khớp. Tiếp theo, bạn nên chọn chất liệu thoáng khí, tránh tình trạng ủ mồ hôi gây khó chịu. Đối với các loại hình vận động có cường độ không cao lắm như leo núi, thì nên chọn các loại chất liệu có chức năng giữ ấm; ngoài ra, đối với những loại băng bảo hộ đầu gối có keo chống trượt thì bạn càng phải chú ý chất liệu của lớp keo này để tránh tình trạng ma sát gây dị ứng da.

Nên chọn những loại băng bảo hộ có độ đàn hồi tốt, phù hợp với hoạt động co giãn của các khớp (Nguồn ảnh: Biji)


Ngoài ra, các loại băng đai bảo hộ cũng được phân loại theo chấp độ hỗ trợ. Trong trường hợp không hề có bất kì chấn thương nào, thì bạn nên chọn những loại băng đai bảo hộ thông thường là được, tránh sử dụng các loại băng bảo hộ có lực hỗ trợ quá tốt, vì chúng sẽ làm giảm lực của các cơ bắp. Lấy ví dụ ở các lại đai bảo vệ gối, đối với những vết thương nhẹ thì bạn có thể sử dụng băng bảo hộ dạng ống để bảo vệ dây chằng bên của khớp gối; có một số loại đai bảo vệ gối ở bên hông chêm thêm lò xo hoặc những thanh sắt nhỏ ở nhiều điểm trụ khác nhau, chúng có chức năng tăng cường chức năng bảo vệ, đồng thời không ảnh hưởng đến động tác co giãn của khớp gối.


3. Liệu đeo đai bảo hộ vận động trong một thời gian dài có dễn gây chấn thương? Tôi có thể mang chúng tham gia chạy marathon không?

Nhiều người cho rằng khi đeo các loại băng bảo hộ thì an toàn tuyệt đối rồi. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, các loại dụng cụ bảo hộ này chỉ là một trong những yếu tố của quá trình bảo vệ mà thôi, để tránh chấn thương thì điều quan trọng nhất vẫn là quá trình giãn cơ sau khi vận động và những bài tập nâng cao thể lực cơ bắp chứ “không phải băng đai bảo hộ là chìa khóa vạn năng bảo vệ bạn khỏi chấn thương đâu.”

Nói cách khác, bạn đừng nên quá ỷ lại vào những loại băng bảo hộ này, cái gì nên làm thì đừng nên bỏ sót “khởi động trước khi tập, sau khi tập nên giãn cơ”, như vậy thì bạn đã hoàn toàn đạt đến mục đích “không chấn thương” khi vận động rồi, không cần thiết phải đeo băng bảo hộ làm gì.

Lấy một ví dụ đơn giản, nếu như nhóm cơ core của một runner không đủ khỏe thì khi tham gia chạy ở cự ly dài thì lúc này cơ thể sẽ phải chịu một gánh nặng quá sức, dẫn đến tư thế chạy sai, lúc này dù họ có đeo băng bảo vệ đi chăng nữa vẫn có khả năng bị chấn thương. Nhiều người hiểu sai về việc sử dụng các loại dụng cụ bảo vệ này, cho rằng chúng là chìa khóa vạn năng trong việc ngừa chấn thương, và sau khi sử dụng dẫn đến tình trạng phản tác dụng.

Để phòng ngừa chấn thương khi vận động thì bạn nên thực hiện giãn cơ sau khi tập thể dục và đừng bỏ qua các bài tập cải thiện thể lực cho cơ bắp (Nguồn ảnh: Biji)


4. Nếu như đầu gi hay mt cá chân đã tng b chn thương thì có nhđịnh phđeo băng bo h không?

Trong trường hợp vết thương cũ vẫn chưa hoàn toàn phục hồi hẳn thì khi vận động bạn vẫn nên sử dụng băng đai bảo vệ, băng bảo vệ gối có tác dụng ngừa sự tái chấn thương do những tác động đến vùng dây chằng bên của gối, đai bảo vệ mắt cá giúp cố định góc độ vận động của nó tránh tình trạng tái bong gân lên vết thương cũ.

Nếu vết thương cũ của bạn vẫn chưa lành hẳn thì kiến nghị bạn nên đeo băng bảo hộ khi vận động (Nguồn ảnh: Biji)


Nếu bạn tham gia các giải chạy cự ly dài như marathon thì trong quá trình tập luyện nên chú ý xem liệu vết thương cũ có khả năng tái phát hay không. Khi tập luyện ở cường độ cao, thì cơn đau của vết thương cũ ở khớp gối có khả năng sẽ tái phát khi bạn chạy quá lâu, lúc này chứng tỏ vết thương của bạn vẫn chưa hoàn toàn khỏi hẳn.

Nhiều người nghĩ rằng khi bị chấn thương thì chỉ cần dừng chạy khoảng vài tháng hay nửa này thì vết thương sẽ tự nhiên khỏi hẳn, đây chính là một quan điểm cực kì sai lầm. Trong trường hợp này bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra các cơ đau và tiến hành điều trị đúng cách thì chúng sẽ không có cơ hội tái phát nữa.

Ví dụ: Để giảm sưng khi vết thương xuất hiện hiện tượng viêm sưng, mà đôi khi triệu chứng của bệnh nhân vẫn dừng lại ngay thời điểm viêm, chẳng hạn như hội chứng đau dải chậu chày, cần phải loại bỏ lực kéo dải chậu chày, mà nếu như hiện tương căng cứng của cơ vẫn còn đó thì rất dễ gây ma sát và gây đau.


5. Nhng trường hp s dng băng đai bo h sai cách thường gp

Theo lời viện trưởng Hoàng, đa phần những bệnh nhân khi đến chỗ ông điều trị điều thuộc trường hợp chấn thương đã kéo dài một khoảng thời gian, do sau khi họ tự điều trị mà cơn đau vẫn không hoàn toàn dứt điểm, nên họ tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia. Ông Thanh nói rằng, việc sử dụng sai cách băng đai bảo hộ thường thấy bao gồm hai loại: một là, nhầm lẫn nguyên nhân thực sự của các cơn đau; hai là, lạm dụng băng đai bảo hộ và đeo chúng trong một thời gian quá dài, ngược lại gây phản tác dụng.

Ví dụ, nhiều người khi xoay cổ tay hay bị đau do nhóm dây chằng sụn sợi tam giác ở cổ tay gây nên, thì lúc này việc đeo băng bảo vệ cổ tay là không hề có tác dụng gì cả, cơn đau này có thể đến từ những vùng khác chứ “không phải là đau ở đâu thì chứng tỏ ở đó là nguồn gốc phát bệnh”.

Nhiều người cho rằng cơn đau xuất hiện từ đâu thì nguồn gốc bệnh sẽ là ở đó, đây chính là quan điểm sai lầm mà chúng ta thường hay mắc phải. Cách tốt nhất là nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia để được điều trị kịp thời và đúng cách (Nguồn ảnh: Biji)


Ngoài ra, nhiều người khi bị đau vùng lưng dưới không hề tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ mà tự điều trị bằng cách đeo dây đai bảo vệ lưng để hạn chế các cơn đau khó chịu ảnh hưởng đến công việc của họ. Trong trường hợp này, nếu bạn không thực sự tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh mà điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến sự dẻo dai của cơ bắp trên cơ thể.

Viện trưởng Hoàng nói: “Trước kia, có một bác sĩ nha khoa đến chỗ tôi điều trị, bệnh nhân nói rằng đã đeo băng bảo vệ lưng mười mấy năm rồi mà vẫn không khỏi hẳn.” Ở trường hợp của bệnh nhân này, hông của ông ấy chỉ có thể hoạt động ở một góc độ hạn chế, không thể xoay sang trái hay sang phải như người thường.

Như những giải thích gút mắc cho các bạn như ở phần trên, bác sĩ xin nhắc lại một lần nữa, đó là các loại dụng cụ bảo hộ chỉ góp một phần nho nhỏ trong việc dây chuyền bảo vệ mà thôi, chúng không phải là vạn linh đơn. Để tránh sự tái phát của vết thương cũ thì bạn nên có một quan niệm đúng đắn về việc sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ này thì mới có thể phát huy tác dụng thực sự của chúng.


[Nguồn bài viết:  Running Biji]